KINH TẾ GIẢN ĐƠN - CHI PHÍ CƠ HỘI

Có rất nhiều chi phí và một chủ doanh nghiệp phải quan tâm trong quá trình triển khai hoạt động kinh doanh : Chi phí nguyên liệu, chi phí cố định, chi phí biến đổi… Nhưng có một chi phí quan trọng lại thường bị bỏ quên hoặc xem nhẹ. Đó là chi phí cơ hội

Chi phí cơ hội là khái niệm chìa khóa trong kinh tế học . Chi phí cơ hội là cơ hội tốt nhất bị bỏ qua sau khi thực hiện một lựa chọn kinh tế
Hiểu hết tầm quan trọng và ý nghĩa của chi phí cơ hội sau đây sẽ giúp cho những doanh nhân, người kinh doanh có nhiều thu thập thú vị để triển khai các hoạt động trong thực tiễn công việc
1-Phản ánh đúng hiệu quả
Trong tính toán kinh tế có hai loại chi phí : chi phí kế toán và chi phí kinh tế .
Chi phí kế toán : Là những chi phí mà doanh nghiệp hoặc người kinh doanh thực tế phải chi ra.
Chi phí kinh tế : Một cách đơn giản có thể hiểu : Chi phí kinh tế = Chi phí cơ hội+ Chi phí kế toán.
Ví dụ đơn giản :
Bạn có ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh quán cà phê bóng đá nhân dịp Euro 2012, địa điểm kinh doanh chính là tầng 1,2,3 ngôi nhà mặt đường của gia đình bạn. Do mở quán phát sinh rất nhiều công việc và bạn cũng chưa tìm được ai tin tưởng, có kinh nghiệm để giao quản lý nên bạn phải bỏ công việc hiện thời để đứng ra trực tiếp thực hiện.
Nhờ một mùa bóng sôi động với nhiều bất ngờ , thời tiết chiều lòng người , tháng đầu kinh doanh sau khi trừ hết chi phí : Nguyên liệu, nhân viên, điện nước, quảng cáo… bạn thu về tiền lãi là 15 triệu. Oh ngay tháng đầu bạn đã kinh doanh có lãi , bạn lâng lâng sung sướng . Vậy sự thật có phải thế không ?
Chi phí cơ hội bạn bỏ ra ở đây là :
            +/ Bạn nghỉ việc, thu nhập của bạn đang ổn định ở mức 10 triệu/ tháng.
            +/ Tầng 1,2,3 của gia đình bạn nếu cho thuê rẻ cũng thu được 6 triệu/ tháng.
            +/  Thiết kế và trang bị nội thất, dù chú trọng đồ nội thất đơn giản… cũng khiến bạn phải đầu tư vào quán 300 triệu bằng vốn tự có. Nếu vốn này bạn đem gửi tiền ngân hàng với lãi suất 10% năm, mỗi tháng bạn cũng có khoản tiền lãi là : 2.5 triệu/ tháng.
Như vậy, nếu mỗi tháng bạn không đầu tư mở quán, bạn vẫn có khả năng thu về 18.5 triệu ( chi phí cơ hội )  lớn hơn 15 triệu tiền lãi từ mở quán cà phê. Vậy tháng kinh doanh đầu tiên không những bạn không kinh doanh có lãi mà còn lỗ 3.5 triệu mặc dù kết quả trên sổ sách kế toán bạn vẫn lãi 15 triệu.
Vì vậy trong mỗi tính toán, hoạt động kinh doanh, nếu bỏ qua chi phí cơ hội sẽ là một sai lầm tệ hại. Và bạn sẽ không thể hiểu tại sao , sau bao nhiêu năm kinh doanh số tiền mình thu về cũng chỉ bằng mình đi làm thuê như ngày trước.

2-Tận dụng thời cơ
Quy luật chi phí cơ hội tăng dần được phát biểu : “ Để sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa A, xã hội sẽ phải hy sinh ngày càng nhiều hơn đơn vị hàng hóa khác”
Khi bạn tiến hàng khai thác mỏ than, những vỉa than ban đầu sẽ rất dễ dàng, bạn chỉ cần cào lớp đất bên trên là đã có thể khai thác. Nhưng càng các vỉa than về sau, bạn sẽ phải tốn nhiểu công sức hơn, sử dụng máy xúc, đào sâu hơn, kè vỉa cận thận hơn…
Kinh doanh điện thoại di động tại Việt Nam cũng là một ví dụ điển hình cho quy luật này. Khi giá cước của các mạng viễn thông giảm đáng kể, các tập đoàn sản xuất điện thoại lớn thế giới đẩy mạnh các thị trường mới nổi, thì kinh doanh điện thoại di động trở thành một ngành hot tại Việt Nam những năm 2006-2008. Tuy nhiên hiện nay thì việc kinh doanh và phân phối điện thoại di động đã trở nên khốc liệt, miếng bánh thị phần đã bị chia nhỏ ra do nhiều các doanh nghiệp khác nhau nắm giữ như : Thế giới di động, Viễn Thông A, Trần Anh, FPT… 
Vì vậy chuẩn bị sẵn sàng và chớp lấy cơ hội, tự tạo cho mình một đại dương xanh, một vị trí đầu tiên, tiên phong trong một lĩnh vực hoặc một  thị trường mới là một trong những điều kiện đảm bảo thành công của doanh nghiệp và người doanh nhân.
3-Chìa khóa của thành công
Con đường kinh doanh sẽ không trải đầy hoa hồng mà ngập tràn các vết thương, stress, thất vọng, sự từ chối, sự thất bại.. và đó là các chi phí cơ hội mà người doanh nhân phải chấp nhận. Một vài người sẽ do dự, ngập ngừng không bước tiếp vì cảm thấy buồn bã, một vài người khác sẽ dừng lại vì họ mất hết hi vọng, một nhóm thứ ba sẽ thoát khỏi con đường kinh doanh vì họ chưa nhận được thành công nào. Chỉ có một nhóm doanh nhân duy nhất đạt được những điều họ mong muốn, đó là những người vẫn tiếp tục tiến về phía trước bỏ mặc các cảm xúc, các vết đau khác nhau mà họ phải trải qua để đạt được mục tiêu.
Để thành công trong cuộc sống nói chung và trong kinh doanh nói riêng, mỗi người đều phải xác định cho mình một mục tiêu cụ thể, tiếp theo là xác định cái giá mình phải trả để đạt mục tiêu đó. Điểm khác biệt duy nhất giữa những người thành công và thất bại là sự sẵn lòng trả giá. Không có sự giảm giá, không chấp nhận thanh toán chậm, không chấp nhận nợ, chi duy  nhất là trả giá 100% và thành công sẽ đến.
Next
Previous
Click here for Comments

0 nhận xét: